Cấu tạo của xe nâng

Cấu tạo của xe nâng

Ngày đăng: 30/11/2021 04:58 PM

Cấu tạo xe nâng và nguyên lý làm việc gần như giống với các loại thiết bị nâng chuyển thông thường. Khi bạn nắm được đầy đủ các bộ phận và nguyên lý làm việc của xe nâng thì quá trình vận hành sẽ trở nên dễ dàng hơn, cũng như nâng cao năng suất công việc cho doanh nghiệp của bạn.

Ngoài ra, nhờ việc xác định được vị trí các bộ phận chính trên xe nâng, còn giúp chúng ta đánh giá được các hạng mục cần chú ý, trong quá trình sửa chữa, bảo trì.

Cấu tạo xe nâng hàng chạy động cơ đốt trong (bao gồm xe nâng dầu, xăng, gas)

Về cơ bản thì một chiếc xe nâng sử dụng động cơ đốt trong bao gồm có 9 phần cơ bản như sau:

 

  • 1. Nĩa nâng (Fork)

Người ta hay còn gọi là càng xe nâng, gồm 2 phần chính là phần nĩa dài và phần gắn vào giá nâng.


 

Khi bạn đi mua bán nĩa nâng người bán hàng sẽ hỏi bạn là khoảng cách giữa hai chốt gắn vào giá nâng là bao nhiêu hoặc là nĩa nâng cũ là kiểu nào: Class 2, class 3 hay class 4…Tất cả các loại xe nâng đều sử dụng loại nĩa nâng theo một tiêu chuẩn chung.
Chiều dài của nĩa nâng có rất nhiều loại: Từ 1 m đến 2m…người sử dụng thường lựa chọn loại nĩa nâng sao cho phù hợp với nhu cầu công việc nâng hạ hàng hóa của mình.

  • 2. Giá nâng hàng (Fork Carriage)

Được gắn với nĩa nâng và di chuyển dọc theo khung nâng nhờ hệ thống xích tời và xilanh nâng. Tải trọng nâng của xe càng lớn thì giá nâng càng có kích thước lớn và độ dầy tăng lên.
Giá nâng hàng gồm: Kết cấu thép và vòng bi, thường được chế tạo bằng loại thép dầy chịu được lực nâng hạ hàng hóa lớn, vòng bi gia công chính xác tuyệt đối để không bị sai lệch khi nâng hạ hàng.


 

  • 3. Khung nâng (Mast)

Bao gồm 2 hoặc 3 tầng khung lồng vào nhau, giúp cho xe nâng hàng có thể nâng cao hơn…được kết nối với nhau bằng hệ thống vòng bi trên ray.
Khung thường chế tạo bằng loại thép cứng, giúp cho việc nâng hàng lên không bị cong, vênh.


 

  • 4. Xilanh nâng (Lifting cylinder mast)

Tác dụng tạo ra lực nâng nhờ hệ thống truyền lực qua bộ phận xích kéo giá nâng hàng lên, do đó xilanh phải được thiết kế để đảm bảo độ cứng vững và đủ áp suất để thắng được trọng lượng của hàng hoá.

Xilanh nâng hạ có cấu tạo thường 02 loại, xilanh nâng có lỗ rỗng ở bên trong Pitons và xi lanh không có lỗ rỗng Pitons. Xilanh có lỗ rỗng pitons bên trong được dùng cho xe nâng có lắp thêm bộ phận 3 xilanh hoặc 3 tầng nâng…

  • 5. Xilanh nghiêng

Xilanh nghiêng được thiết kế để nghiêng phần Khung nâng (Mast) về phía trước hoặc phía sau (6 độ ~ 12 độ). Giúp cho việc lấy hàng hóa dễ dàng hơn khi co ra và giúp hàng hóa không bị rơi ra ngoài khi co vào.


Xilanh nghiêng thường có kích thước ngắn hơn nhiều so với xi lanh nâng hạ.

 

  • 6. Hệ thống di chuyển phía trước

Với xe nâng hàng thì hệ thống truyền động, chuyển động được thiết kế ở phía trước, không như các loại xe khác. Thường có cấu tạo đơn giản và dễ sửa chữa. 
Gồm bánh di chuyển ( lốp ), hệ thống phanh hãm, hệ thống truyền động. Là một trong những phần quan trọng trong cấu tạo xe nâng hàng, do hệ thống này làm việc liên tục với cường độ cao.

  • 7. Đối trọng, quả tạ (Casting Goods)

Có nguyên lý hoạt động là để cân bằng lại khối lượng hàng hóa ở phía trước của xe nâng để chiếc xe không bị đổ về phía trước. Trọng lượng của quả tạ được tính toán sao cho tỷ lệ an toàn của xe lớn nhất có thể và Trọng lượng tổng thể của xe nhẹ dễ dàng di chuyển

  • 8. Thùng chứa nhiên liệu và động cơ (engine and fuel)

Thông thường với các loại xe nâng hàng động cơ dầu diesel, xăng với có thùng dầu chứa nhiên liệu, thùng chứa này có cấu tạo đơn giản, được tính toán và thiết kế đủ cho xe hoạt động 24/24 giờ (thường từ 60 lít ~200 lít).
Đối với những loại xe nâng động cơ Gas/LPG thì có bình chứa nhiên liệu đặc chủng riêng. Những bình Gas này thường được chiết xuất từ các trạm xăng theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn khi vận hành xe nâng hàng.

  • 9. Hệ thống di chuyển phía sau (Steering drive)

Bao gồm lốp và xi lanh lái tổng thành được điều khiển bằng Vô lăng thông qua hệ thống thủy lực từ van chia hoặc trực tiếp từ bơm thủy lực xe nâng .
Lốp xe nâng có nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau, tùy thuộc từng loại xe nâng và tải trọng nâng.
Cấu tạo xe nâng hàng cũng giống như các loại máy móc thiết bị khác, bạn cần phải hiểu rõ nó để vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng tốt nhất và sử dụng chiếc xe nâng hàng hiệu quả nhất. Để chi tiết hơn nữa mời các bạn xem video cấu tạo chi tiết ở dưới đây

Cấu tạo xe nâng điện ngồi lái (tiêu chuẩn)

Về cơ bản thì xe nâng điện ngồi lái có cấu tạo tương tự như xe nâng động cơ đốt trong. Chỉ có một điểm khác biệt ở những điểm sau

Phần số 8: Thùng nhiên liệu và động cơ đổi thành Bình Ắc Quy

Phần số 6: Hệ thống di chuyển phía trước đổi thành motor di chuyển

Nguyên lý hoạt động của xe nâng


Nguyên lý hoạt động của dòng xe nâng ngồi lái chạy điện và chạy động cơ đốt trong đều tương tự nhau. Do đó chúng ta sẽ chỉ nói tới nguyên lý hoạt động thông thường.

  • 1. Xe nâng hoạt động ở hai dạng hình thức khác nhau:

* Di chuyển toàn bộ xe và hàng hoá từ vị trí này đến vị trí khác.

* Nâng hàng hoá từ vị trí thấp đến cao và ngược lại.

Việc di chuyển chúng ta sẽ không nói quá nhiều ở đây. Bởi nó cũng hoạt động dựa trên cơ chế bánh răng và xy lanh đẩy.

  • 2. Quá trình nâng hạ hàng hoá lên xuống

Đây là phần đáng quan tâm nhất trên xe nâng vì công việc chính của nó là nhấc hàng hoá có trọng lượng lớn lên và xuống ở những độ cao nhất định.

Khi xe nâng đưa càng nâng vào trong vị trí pallet để nâng hàng. Bộ phận bơm dầu thủy lực sẽ đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng. Khi đó khung nâng được đẩy lên cao. Các tầng kim loại sẽ trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên.

Hệ thống bánh đà khiến cho dây xích chạy, con lăn trên giá nâng di chuyển trong ray để kéo càng nâng và hàng bên dưới lên cao.

Xy lanh nghiêng ngả về phía sau có tác dụng giữ cho hàng hoá không bị trôi về phía trước, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

Khi khung nâng di chuyển đến độ cao cần thiết cần thiết, dầu lúc này sẽ không bơm vào xy lanh nữa. Sau đó, hàng hoá sẽ được đặt tại vị trí mong muốn. Kết thúc quá trình nâng, dầu trong xy lanh sẽ quay trở về thùng chứa. Xy lanh nâng lúc này sẽ tụt xuống làm khung nâng hạ trở về vị trí ban đầu.

Tiếp theo, xe sẽ được di chuyển tới vị trí xếp đặt trong kho. Xích trên Puly chạy ngược vòng để giá nâng và càng nâng đi về vị trí thấp nhất. Xy lanh nghiêng và xy lanh nâng hạ cũng được xả hết dầu về thùng chứa để trở lại trạng thái bình thường.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sửa xe nâng tận nơi uy tín

Hi vọng với những chia sẽ trên về cấu tạo & nguyên lý hoạt động của xe nâng bạn đọc có thể trang bị cho mình thêm những kiến thức bổ ích hơn để sử dụng xe nâng hiệu quả, tránh hỏng hóc và dễ dàng sửa chữa xe nâng hơn khi bị trục trặc.

Trong quá trình sử dụng xe nâng không thể tránh khỏi tình trạng xe nâng bị hư hỏng cần sửa chữa vào bảo dưỡng. Nếu quý khách có nhu cầu cần dịch vụ sửa chữa xe nâng tận nơi uy tín,  giá tốt hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:

Thông Tin Liên Hệ: Công Ty TNHH Vạn Gia Long

 

Địa chỉ: 178 Tổ 36, KP 9, Phường Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai

Email: suaxenangvangialong@gmail.com

Hotline: 0932.638.034 Mr.Long

Website: suaxenangvangialong@gmail.com