Xe nâng tay sau quá trình sử dụng có thể gặp một số sự cố ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết và có phương pháp sửa đúng cách để xe tiếp tục hoạt động. Vạn Gia Long sẽ hướng dẫn sửa xe nâng tay chi tiết qua hướng dẫn dưới đây.
Các lỗi hư hỏng thường gặp của xe nâng tay
Xe nâng tay là thiết bị có tác dụng nâng, hạ hàng hóa được sử dụng nhiều trong công ty và các hộ gia đình. Sản phẩm có tính tiện dụng cao, giá thành rẻ và chất lượng sử dụng ổn định lâu dài. Bởi vậy, xe nâng tay thường xuyên được khách hàng lựa chọn và đánh giá cao khi có nhu cầu vận chuyển, nâng hạ hàng hóa.
Xe nâng tay có chất lượng tốt, hoạt động bền bỉ trong mọi điều kiện môi trường. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, sản phẩm có thể gặp một số vấn đề hư hỏng phần cứng. Điều này khiến giảm năng suất lao động và tốn chi phí sửa chữa. Một số hư hỏng mà xe nâng tay thường gặp như:
- Xe nâng tay nâng không lên: do sử dụng lâu ngày sin phốt lão hóa, van xả rỉ, rò rỉ dầu thủy lực.
- Xe chỉ có thể nâng những vật tải trọng nhẹ, vật nặng không nâng được: do kí hơi bị giảm sút.
- Càng nâng có sự chênh lệch khi hoạt động: do nâng vật có tải trọng quá tải hoặc sai góc độ.
- Khung càng không thể nâng hay hạ tối đa: do không khí lọt vào hệ thống bơm thủy lực bên trong động cơ.
- Bánh xe mòn: do chạy quá tốc độ, không kiểm tra xe trước khi vận hành.
- Đứt, mòn dây bóp xả. Phanh và bố thắng bị mòn do sử dụng lâu và vận hành sai cách.
- Gãy tay bơm: do vận hành sai quy định gây vỡ vòng nhựa bao bọc cần số.
- Xuất hiện âm thanh lạ: thường do phanh và bố thắng bị mòn đến phần kim loại. khi hoạt động gây ma sát với các bộ phận khác tạo ra âm thanh rít chói tai.
Dụng cụ cần chuẩn bị khi sửa chữa xe nâng tay
Sau khi tìm được nguyên nhân, chúng ta cùng đi vào quá trình thực hiện khắc phục vấn đề này. Trước tiên, bạn cần phải đầy đủ các dụng cụ bao gồm:
- Búa, cờ lê, kìm, tua vít
- Ron cao su
- Dầu thủy lực
- Bốn đế đỡ
- Dụng cụ tháo sin phốt và bộ sin phốt mới có kích cỡ phù hợp với xe nâng.
5 bước tiến hành sửa xe nâng tay
- Bước 1: Tách rời tay bơm ra khỏi xe nâng tay
Di chuyển xe nâng tay ra vị trí rộng rãi, khô ráo. Đầu tiên, Anh/Chị di chuyển sợi xích bóp xả ra khỏi cò xả, sau đó đưa tay bơm xuống thấp và lấy tua vít xuyên qua 2 lỗ nhỏ trên tay bơm để chặn lò xo để tháo tay bơm xe nâng ra dễ dàng. Lấy cốt tay bơm ra khỏi vị trí, để riêng sang 1 bên.
Tiếp theo, tháo phần trụ bơm ở 3 vị trí: 2 bên bệ đỡ trụ và phía trên đầu ti. Bộ lục giác, búa, cây đục chốt sẽ giúp Anh/Chị thực hiện thao tác này dễ dàng.
Sau đó lấy ty ben và ty bơm ra khỏi thân bơm và tháo rời nắp vặn thân bơm. Vệ sinh nhớt cũ ở ty và trong các bộ phận thân bơm bằng khăn sạch và dầu vệ sinh chuyên dụng. lau sạch rỉ sét, cặn bẩn để xe nâng tay hoạt động hiệu quả hơn.
- Bước 2: Tháo và thay phốt
Trước hết Anh/Chị cần chọn mua sin phốt có kích thước như sin phốt cũ để có thể lắp khớp vào các rãnh phốt. Vệ sinh sạch sẽ khe rãnh phốt sau đó lắp phốt mới đã chuẩn bị vào.
Anh/Chị cần lưu ý đặt các bộ phận được tháo rời theo tuần tự. Điều này giúp quá trình lắp ráp trở lại diễn ra nhanh chóng mà không bỏ sót chi tiết máy.
- Bước 3: Lắp ráp thân bơm và tay xe nâng
Quy trình lắp ráp thân bơm và tay xe nâng ngược lại với quy trình tháo. Đầu tiên vặn lại nắp thân bơm, ráp ty bơm và ti ben vào vị trí cũ. Sau đó gắn lại trụ bơm, cốt bơm và tay bơm vào thân xe nâng. Xỏ dây xích bóp xả vào tay bơm để xe nâng có thể tiếp tục vận hành.
- Bước 4: Châm dầu thủy lực
Tháo rời ốc ở vị trí sau lưng trụ bơm sau đó châm dầu thủy lực mới vào. Cho dầu vào đến khi mực dầu đầy tối đa và vặn ốc lại như cũ.
Dầu thủy lực có tác dụng bôi trơn hệ thống máy móc trong bơm thủy lực. Giảm thiểu ma sát giúp quá trình hoạt động của máy được thực hiện nhịp nhàng. Hạn chế hư hỏng hao mòn các chi tiết. Dầu thủy lực cần được châm thường xuyên, tránh để xảy ra tình trạng hư heo dầu ảnh hưởng đến công suất hoạt động của xe nâng. Cạn dầu cũng khiến các bộ phận của xe nâng nhanh hỏng.
- Bước 5: Kiểm tra hiệu quả quá trình sửa chữa xe nâng tay
Giữ tay bóp xả và kiểm tra hoạt động nâng hạ của tay xe nâng trong khoảng 15 lần. Thao tác này giúp đẩy hết khí còn sót trong thân bơm ra ngoài, hạn chế tràn dầu khi hoạt động. Thử hoạt động của xe bằng cách vận chuyển hàng hóa với trọng lượng khoảng 80% trọng lượng tối đa. Nếu ty ben không dịch chuyển nghĩa là xe nâng tay đã hoạt động ổn định.
Chỉ với 5 bước hướng dẫn sửa chữa xe nâng tay đơn giản từ Vạn Gia Long, Anh/Chị đã có thể khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường của xe. Điều này giúp quá trình làm việc không bị ngắt quãng khi phải mang xe đi bảo hành và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Tuy nhiên với những lỗi hư hỏng nặng, Vạn Gia Long khuyên Anh/Chị nên mang đến những trung tâm bảo hành lớn để sửa chữa. Tại Vạn Gia Long, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề với kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp Anh/Chị khắc phục mọi vấn đề hư hỏng, trục trặc của xe nâng.
Thông Tin Liên Hệ:
Địa chỉ: 178 Tổ 36, KP 9, Phường Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai
Email: suaxenangvangialong@gmail.com
Hotline: 0932.638.034 Mr.Long
Website: suaxenangvangialong@gmail.com